CHIA SẺ

Tư Vấn

GIÁ TRỊ CỦA CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP – CÂY PHƯỢNG VĨ

Đối với người Việt Nam, có lẽ trong các loại cây công trình, cây Phượng Vĩ là một trong những loài quen thuộc nhất. Nó có mặt trên khắp đất nước chúng ta, tạo ra sự đa dạng trong cây giống lâm nghiệp.



Cây Giống Phượng Vĩ

Cây Phượng Vĩ có đóng góp gì vào đời sống ?

- Cây Phượng Vĩ cho hoa đẹp, sặc sỡ, nở trong dịp hè nên được trồng làm cây che bóng mát, cây trang trí theo đường phố, vườn hoa, công viên, trường học.

- Cây Phượng Vĩ cho gỗ trung bình, dùng trong xây dựng, đóng đồ gia dụng, đóng hòm, xẻ ván.

- Cây Phượng Vĩ có rễ và vỏ cây làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt. Vỏ thân sắc nước uống trị sốt rét, đầy bụng, tê thấp, giảm huyết áp. Lá cây Phượng Vĩ trị tê thấp và đầy hơi.


Giá trị của Cây Giống Lâm Nghiệp - Cây Phượng Vĩ

- Phượng Vĩ không chỉ còn là cây che bóng mát trong chương trình phủ xanh đô thị, mà là một nét văn hóa, là biểu tượng cho tuổi học trò tinh khôi nhiều ước vọng.


Cây Phượng Vĩ đem đến một nét đẹp bình dị trong đời sống của chúng ta.


KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY PHƯỢNG VĨ

Phượng vĩ là loại cây kinh tế có sức phát triển rất nhanh, tán lá rộng, phù hợp với mọi điều kiện, khí hậu thời tiết của Việt nam.

Cây Phượng Vĩ là cây bóng mát cho hoa đẹp có màu sắc sặc sỡ được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới. Nó là loại cây công trình thường được trồng làm cây che bóng mát, cây trang trí đường phố, vườn hoa, công viên, sân trường.

Khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng giữa các cây là 6 x 6 m, hoặc 4 x 4m

Mật độ trồng: Mật độ trồng thường là 280 cây – 625 cây. Tùy theo điều kiện đất tốt hay xấu mà bố trí mật độ trồng thích hợp.

Đào hố: Trước khi trồng cần đào hố trước 1 tuần. Hố trồng có tỉ lệ 40 x 40 x 40cm hay 60 x 60 x 60cm. Tiến hành bón phân trước khi đặt cây xuống hố ít nhất 15 ngày, gồm: phân chuồng hoai ( 5 – 10 kg/ hố) và phân NPK (100gr/hố.)

Cây Phượng Vỹ

Cách trồng:

Dùng cuốc moi đất sao cho vừa đủ đặt cây con vào hố. Đặt miệng bầu ngang miệng hố, nén chặt đất xung quanh, rồi lấp đất bằng mặt đất. Tưới nước vừa đủ cho cây ngay khi lấp xong.
Chăm sóc

Đối với cây trông làm cảnh quan, đô thị: Trồng cây với kích thước lớn, vì vậy cần phải có khung sắt, gỗ để chống đỡ. Phải có cây con để chống đỡ, tránh bật gốc.
Trong 3 đến 4 năm đầu cây cần được chăm sóc cẩn thận. Phát cỏ xung quang gốc cây từ 1-2 lần/ năm. Bón phân cho mỗi gốc từ 100- 150gr NPK và 5-10kg phân chuồng.


VÌ SAO CÔNG TRÌNH DÂN CƯ HAY TRỒNG CÂY PHƯỢNG VĨ ?

Chào bạn,

Cây xanh đối với bất kỳ Khu Dân Cư nào cũng có vai trò quan trọng trong tạo lập môi trường sinh thái, tạo Mỹ Quan Đô Thị.


Cây xanh trồng ở các công viên, khu dân cư phần lớn các loài cây như: Xà Cừ, Phượng Vĩ, Hoa Sữa, Móng Bò Hoa Tím... Trong số đó, cây Phượng Vĩ được lựa chọn trồng nhiều tại các khu đô thị ở các thành phố lớn.


Cây Phượng Vĩ

Vì sao các công trình khu dân cư hay trồng cây phượng vĩ ?

Lý do thứ nhất: Cây Phượng Vĩ là loài cây thuộc loại ưa sáng, mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ gây trồng. Vì vậy, tại các khu dân cư rất thích hợp trồng loại cây này.

Lý do thứ hai: Đây là những cây lâu năm, có tán lá tỏa rộng và các tán lá dày đặc của nó tạo ra những bóng mát. Ngoài ra, Phượng Vĩ còn giúp điều hòa không khí, cải thiện đáng kể các loại ô nhiễm, ngăn bụi cho cho khu dân cư rất tốt.

Lý do thứ ba: Cây Phượng Vĩ có hoa rất đẹp, không những vừa làm mát, mà còn tạo cảnh quan đẹp cho các khu dân cư.

Lý do thứ tư: Phượng Vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò.

VÌ SAO CÂY PHƯỢNG VĨ HAY ĐƯỢC TRỒNG LÀM CẢNH QUAN

Phượng Vĩ hoa đỏ, Phượng Vĩ hoa vàng, Phượng Vĩ hoa tím…là giống Cây Cảnh Quan, Cây Công Trình đẹp và được các nhà quản lý công trình ưu tiên trong việc tạo cảnh quan cho công trình của mình. Sở dĩ, Phượng Vĩ hay được chọn để trồng ở công trình là bởi Cây Phượng Vĩ có sự thích nghi với điều kiện sinh thái rộng, dễ trồng, dễ chăm sóc và có dáng đẹp cũng như khả năng tỏa bóng mát cho người dân.



Cây Phượng Vĩ tạo cảnh quan cho công trình

Phượng Vĩ thích nghi được với điều kiện sinh thái rộng

Cây Phượng Vĩ được lựa chọn trồng ở các công trình là một loại cây thích hợp được các khí hậu nhiệt đới, thích nghi được với điều kiện sinh thái rộng. Vì thế, Cây Phượng Vĩ có thể trồng ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Từ các công trình, trường học, đường phố Miền Bắc, đến những tuyến phố ở Miền Trung, Miền Nam hay trên những quả đồi thơ mộng ở Đà Lạt.


Phượng Vĩ thích nghi được với điều kiện sinh thái rộng

Hơn nữa, Cây Phương Vĩ có khả năng chịu hạn tốt, nên cây được lựa chọn trồng để tạo cảnh quan. Cây Phượng Vĩ dễ trồng, dễ chăm sóc chỉ cần tưới đủ nước, lúc nhỏ cần che chắn và bảo vệ cây khỏi bị xâm hại. Đến khi cây lớn, không mất công chăm sóc nhiều.

Phượng Vĩ có dáng đẹp và khả năng tỏa bóng mát

Cây Phượng Vĩ cho gỗ lớn, khi trưởng thành có thể cao tới 15m. Cây Phượng vỹ có dáng đẹp, nhìn từ xa cây có dạng tán hình nấm. Cây với khả năng tỏa bóng mát vào mùa hè, nên được xem là loại cây xanh cho bóng mát khu đô thị chủ lực. Phượng Vĩ từ lâu đã trở thành một loại cây quen thuộc đối với người dân Việt nam.


Phượng Vĩ có dáng đẹp và khả năng tỏa bóng mát

Hoa Phượng Vĩ nở đỏ rực vào những cơn mưa đầu mùa cuối tháng 4 đầu tháng 5. Hoa cụm lớn dài 20 – 30 cm, nang hoa xếp thưa, xòe rộng, hoa lớn màu đỏ tươi hay đỏ cam với cánh tràng có cuống dài, phiến rộng, dúm răn reo, trong đó có cánh lớn màu cam đỏ và các vạch đốm màu trắng, nhị có bao phấn cong màu đỏ. Với vẻ đẹp khá ấn tượng của mình, Phượng Vĩ đã trở thành loại cây được lựa chọn trồng nhiều trên các tuyến phố ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn…trở thành nét đặc trưng của vẻ đẹp đường phố Việt.

Cây Phượng Vĩ gần như xanh tốt quanh năm, không tốn nhiều công chăm sóc lại có hình dáng đẹp, hoa đẹp rực rỡ, có tán rộng che mát, cải tạo môi trường. Chính vì thế, Cây Phượng Vĩ rất được ưa chuông làm cây trồng công trình, cảnh quan đô thị, cảnh quan công cộng.


Ý NGHĨA CÂY PHƯỢNG VĨ TRỒNG VEN ĐƯỜNG

Cây Phượng Vĩ được trồng nhiều trên các tuyến đường, tuyến phố, trường học, công viên. Từ lâu, Phượng Vĩ đã gắn liền với tuổi học trò và được gọi là “hoa học trò” . Khi nhắc đến Phượng Vĩ, mỗi người không chỉ nhớ về vẻ đẹp của những chùm hoa Phượng mà còn gợi cho ta những cảm xúc dạt dào về lứa tuổi học trò, về những kỷ niệm đẹp. Xét ở một góc độ nào đó, Cây Hoa Phượng Vĩ còn mang những ý nghĩa văn hóa và cảnh quan chứ không chỉ đơn thuần là một dạng cây trồng ven đường che bóng mát.


Chùm Hoa Phượng Vĩ

Vì sao Phượng Vĩ được trồng nhiều ở ven đường

Ở bất kỳ trên các tuyến phố ở các thành phố đến vùng nông thôn bạn cũng có thể bắt gặp những Cây Phượng Vĩ đang tỏa bóng mát. Phượng Vĩ còn là biểu tượng đẹp của thành phố Hải Phòng. Hiện nay, trong kế hoạch “ đô thị xanh của Hà Nội” đến năm 2020 có rất nhiều tuyến phố ở Hà Nội đã trồng mới hoàn toàn bằng Phượng Vĩ ở giải phân cách, ven đường.



Phượng Vĩ được trồng nhiều ở ven đường

Phượng Vĩ được trồng nhiều ở ven đường là bởi Phượng Vĩ có lá nhỏ, tán mỏng nên ít chịu tác động của gió bão, hạn chế tối đa hiện tượng gãy, đổ khi có thiên tai. Phượng Vĩ là là loại cây thấp, trồng trên dải phân cách giữa hay ở hai bên đường thì cũng vẫn đảm bảo cân đối cấu trúc cảnh quan. Hơn nữa, Phượng Vĩ cho hoa rất đẹp, mùa lạnh cũng tốt lá, xanh rì, đảm bảo mỹ quan trong mọi thời điểm.

Ý nghĩa Cây Phượng Vĩ trồng ven đường

Như chúng tôi đã nói ở trên trồng Phượng Vĩ ở ven đường không chỉ đơn giản là cây che bóng mát thông thường mà đằng sau đó còn chứa đựng những ý nghĩa về văn hóa và mỹ quan.



Ý nghĩa Cây Phượng Vĩ trồng ven đường

Đơn cử khi nhắc đến “ thành phố Hoa Phượng Đỏ” khiến nhiều du khách trong và ngoài nước đều nhớ đến thành phố Hải Phòng. Việc được tận mắt chứng kiến cả một thành phố được bao chùm bởi những Cây Phượng Vĩ với những chùm hoa đỏ rực rỡ đã tạo nên nét đặc trưng riêng không thể lẫn vào đâu được của Hải Phòng. Phượng Vĩ mang lại nét đẹp trong văn hóa đường phố cho người dân, khiến người dân luôn có ý thức bảo vệ cây xanh để được tận hưởng những bóng mát và vẻ đẹp của chùm Hoa Phượng.

Phượng Vĩ có sức sống bền bỉ, sinh trưởng nhanh và không tốn nhiều công chăm sóc. Bên cạnh đó, Phượng Vĩ có khả năng chịu nắng, gió tốt hạn chế tối đa hiện tượng gãy đổ khi có thiên tai. Vì thế, việc trồng Phượng Vĩ ven đường có còn ý nghĩa bảo vệ cho con người và cảnh quan thiên nhiên được hài hòa.

Phượng Vĩ là loài cây cho hoa đẹp, xanh tốt quanh năm, hiện đang được lai tạo thành nhiều giống Phượng Vĩ với những màu sắc hoa khác nhau. Trong tương lai, Phượng Vĩ sẽ còn được lựa chọn để trồng nhiều trên các tuyến phố ven đường. Phượng Vĩ tạo cho người tham gia giao thông những lợi ích đáng kể về sức khỏe và tâm lý.


CÂY PHƯỢNG VĨ CÓ TÁC DỤNG GÌ ?

Trên bất kỳ tuyến phố nào bạn cũng có thể bắt gặp những Cây Hoa Phượng Vĩ, tác dụng dễ thấy nhất của Cây Phượng Vĩ đó là làm Cây Che Bóng Mát, Cây Cảnh Quan. Ngoài ra, Cây Hoa Phượng Vĩ còn nhiều công dụng khác, qua bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đọc những thông tin hữu ích về Cây Phượng Vĩ.



Cây Hoa Phượng Vĩ

Phượng Vĩ loài Cây Công Trình đẹp

Cây Phượng Vĩ tán lá rộng, xanh tốt, hoa đẹp sắc, thường được trồng làm Cây Tạo Cảnh Quan, Cây Bóng Mát trên các vỉa hè, đường phố, công viên, trường học. Cây Phượng Vĩ là một biểu tượng của mùa hè, của lứa tuổi học trò và khơi gợi nhiều cảm xúc trong lòng người.

Với tán cây rực rỡ, hào nhoáng mỗi khi hoa nở rộ, loại cây duyên dáng này xứng đáng để được liệt kê vào hạng hoàng tộc trong tất cả các loại cây cảnh. Phượng Vĩ nở rất lâu, và mùa Phượng Vĩ thường kéo rất dài, từ tháng năm, sáu đầu mùa hạ, cho đến cuối muà vào tháng chín.

Một thành phố dù hiện đại nhưng có quá ít cây xanh, công viên cây xanh, vườn hoa đi dạo, … bị xem là thành phố bê tông, không tạo nên được không gian văn hóa, không có hồn, và thiếu sức sống. Gần đây, không gian xanh đã trở thành tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống và văn minh đô thị. Cây Phượng Vĩ với những đặc điểm nối bật của mình từ lâu đã được lựa chọn để trồng trong những công trình và là loài cây đô thị phổ biến tại nhiều thành phố trong cả nước.

Phượng Vĩ trồng để lấy gỗ và chắn gió

Cây Phượng Vĩ thuộc vào loại thân mộc cao khoảng 10- 20 mét, với tán lá xoè rộng như chiếc dù lớn. Cây cho gỗ trung bình, dùng trong xây dựng, đóng đồ gia dụng, đóng hòm, xẻ ván,…


Phượng Vĩ trồng để lấy gỗ và chắn gió

Tuổi thọ của Cây Phượng Vĩ từ 40-45 năm với đường kính từ 20-30cm. Vào mùa hạ ở những vùng nhiệt đới hay có giông bão, thế mà Phượng Vĩ lại rất kiên cường, cây vẫn không bị đốn và hoàn toàn không sao cả. Chỉ có những cành cây dòn sẽ gãy, để cho cả lùm Cây Phượng Vĩ không bị đốn vì gió. Có thể vì thế mà Cây Phượng Vĩ tồn tại được dưới trời bão.

Phượng Vĩ có công dụng khác ít người biết

Cây Phượng Vĩ cho rễ và vỏ thân làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt. Vỏ thân sắc nước uống trị sốt rét, đầy bụng, tê thấp, giảm huyết áp. Lá trị tê thấp và đầy hơi.


Phượng Vĩ có công dụng khác ít người biết

Quả Phượng Vĩ được sử dụng tại khu vực Caribe trong vai trò của bộ gõ âm nhạc với tên gọi: shak-shak hay maraca.

Trong ngành tinh chế hóa chất, hương và dầu thơm(essence) của Phượng Vĩ được dùng trong việc xoa bóp (massage) làm giảm căng thẳng cơ bắp. Hương Phượng Vĩ giúp chúng ta có thể tách rời khỏi những phiền toái, và những cuộc tranh cãi không cần thiết.

Nhìn chung công dụng lớn nhất của Cây Phượng Vĩ đó là làm Cây Công Trình, Cây Cảnh Quan. Cây được trồng rộng khắp trong cả nước ở những khu vực công cộng. Cây chịu hạn hán tốt và không tốn nhiều công chăm sóc vì thế mà nó ngày càng được lựa chọn để trồng nhiều.


TÌM HIỂU VỀ CÂY PHƯỢNG VĨ HOA VÀNG

Khi nhắc đến Phượng Vĩ khiến nhiều người liên tưởng đến quãng thời gian còn được ngồi trên ghế nhà trường được ngắm những chùm Hoa Phượng Đỏ rực. Nhưng thực tế Cây Phượng Vĩ còn có nhiều màu hoa khác nhau như: Phượng Vĩ hoa Màu Đỏ Cam, Phượng Vĩ hoa Màu Đỏ Thắm, Phượng Vĩ hoa Vàng, Phượng Tím , Phượng Vĩ hoa Trắng. Đặc biệt, Giống Phượng Vĩ Hoa Vàng rất đẹp và lạ được nhiều công trình quan tâm.



Phượng Vĩ Hoa Vàng rất đẹp và lạ được nhiều công trình quan tâm

Nguồn gốc của Cây Phượng Vĩ Hoa Vàng

Cây Phượng Vĩ Hoa Vàng có tên khoa học Delonix regia thuộc họ Fabaceae có nguồn gốc từ từ Myanmar được sư trụ trì chùa Huyền Không Sơn Thượng mang về Việt Nam . Cây có tuổi thọ từ 40 đến 50 năm, tuy nhiên đặc điểm là Cây Phượng Vĩ dễ bị mục ruỗng do sâu bệnh. Cây cho chiều cao từ 10 mét đến 20 mét, tán cây rộng tỏa xung quanh nên rất được nhiều người ưa chuộng bởi vừa cho cảnh quan đẹp vừa mang lại lợi ích cho con người. 


Nguồn gốc của Cây Phượng Vĩ Hoa Vàng

Năm 2000, Trung tâm Công Viên Cây Xanh tỉnh Thừa Thiên Huế bắt đầu nhân giống và trồng tại một số con đường trong thành phố. Đến năm 2005 thì Cây Phượng Vĩ Hoa Vàng cho hoa khiến những con đường ngoài Phượng Vĩ Đỏ còn hòa chung màu vàng bắt mắt.

Đặc điểm của Cây Phượng Vĩ Hoa Vàng

Phượng Vĩ Hoa Vàng có thân, lá, hoa giống như Cây Phượng Vĩ, chỉ khác ở màu hoa vàng cam hoặc vàng tươi rất đẹp. Phượng Vĩ Hoa Vàng không phải là đột biến của Cây Phượng Vĩ Đỏ mà là một loài khác cùng họ. Phượng Vĩ Hoa Vàng có thân, lá, hoa giống như Cây Phượng Đỏ, chỉ khác ở màu hoa vàng tươi rất đẹp. Thời gian trổ hoa của Phượng Vĩ Hoa Vàng cũng tương tự như Cây Phượng Đỏ.



Đặc điểm của Cây Phượng Vĩ Hoa Vàng

Phượng Vĩ Hoa Vàng khá dễ trồng và chăm sóc, song nguồn giống hiện còn hiếm. Phượng Vĩ Hoa Vàng hiện mới được trồng đường Lê Duẩn, các công viên thuộc thành phố Huế. Trung tâm Công viên Cây xanh Huế đang tiến hành ươm giống từ hạt của Giống Phượng Vĩ Hoa Vàng để nhân trồng ở nhiều nơi khác

Phượng Vĩ Hoa Vàng là loại cây có thể lựa chọn để điểm xuyến thêm vẻ đẹp cho các tuyến đường cũng như làm phong phú thêm chủng loại, tạo ra sự khác biệt cho cây xanh của các đường phố. Hình ảnh Phượng Vĩ Hoa Đỏ gắn với thành phố Hải Phòng, Phượng Tím gắn với Đà Lạt thì nay có Phượng Vĩ Hoa Vàng gắn với thành phố Huế. Những nét đặc trưng này nếu khai thác tốt cũng là cách để thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch.


CÁCH CHĂM SÓC CÂY PHƯỢNG VĨ SAU KHI TRỒNG

Phượng Vĩ là một trong những loại Cây Cảnh Quan được nhiều công trình ưa chuộng. Cây Phượng Vĩ được du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ 19. Cây có hoa rực rỡ và tạo bóng mát nên được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm. Ở nước ta, cây được trồng hầu hết ở các thành phố lớn và đặc biệt được trồng nhiều ở trường học. Để có được những Cây Phượng Vĩ xanh tốt, tán đẹp người trồng cần chú ý cách chăm sóc Cây Phương Vĩ để giúp cây phát triển tốt.



Cách chăm sóc Cây Phượng Vĩ

Điều kiện sống của Cây Phượng Vĩ

Cây Phượng Vĩ ưa thích khí hậu nóng ẩm và có ánh nắng, không chịu rét. Cây sinh trưởng tốt trong môi trường đất trồng pha cát giàu chất hữu cơ, màu mỡ và thoát nước tốt. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 20 độC – 30 độC, cây phát triển tốt ở những nơi có lượng mưa từ 1.000 đến 2.000 mm/năm.
Cây Phượng Vĩ, Cách chăm sóc Cây Phượng Vĩ, Vườn ươm Gia Nguyễn, Cây xanh đô thị, Cây Cảnh Quan


Điều kiện sống của Cây Phượng Vĩ

Cách chăm sóc Cây Phượng Vĩ sau khi trồng

Chăm sóc cây con: Thời gian đầu cần phải có giàn che, sau đó giảm độ che phủ từ từ và cho cây ra ánh sáng hoàn toàn, bằng cách giảm bớt giàn che, tăng thời gian chiếu sáng (chỉ che đậy khi nắng gắt hoặc trời mưa lớn). Người trồng phải luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm, 2 tuần/lần làm cỏ, phá váng, tưới thêm một ít phân NPK: 30 – 30 – 30, pha loãng 1% để tưới. Sau khi tưới phân cần tưới lại nước lã để không làm cháy lá cây.

Tưới nước: người trồng cần tưới 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều tối. Khi cây được 2 tháng tuổi có thể tưới 1 ngày/1 lần hoặc 2 ngày/lần. Sau 15 ngày, bà con tiến hành phá váng đất 1 lần. Trước khi xuất vườn từ 2 – 4 tuần, bà con cần ngừng hẳn việc tưới và bón phân nhằm giúp cho cây trở lên cứng cáp hơn, và quen dần với điều kiện khó khăn khi đem trồng thành rừng.

Chăm sóc cây sau khi trồng: Đối với cây trồng Cảnh Quan Đô Thị: trồng cây có kích thước lớn, do đó cần phải có khung sắt hoặc gỗ bảo vệ và phải có cây chống đở cây con. Cây cần được chăm sóc từ 3 – 4 năm đầu, bà con phát sạch cỏ xung quanh gốc cây từ 1 – 2 lần/năm và bón cho mỗi gốc từ 100 – 150gr NPK và 5 – 10 kg phân chuồng. Cây Phượng Vĩ cần được chăm sóc, bảo vệ không để cho người hoặc súc vật phá hại.


Cách chăm sóc Cây Phượng Vĩ sau khi trồng

Cách phòng trừ sâu bệnh hại cây:
 Phượng Vĩ là Cây Xanh Đô Thị cần được chăm sóc thường xuyên, bởi vậy những năm đầu trồng cây bạn cần phải làm cỏ sạch sẽ theo định kỳ, nhằm ngăn chặn sự phá hoại và cạnh tranh dinh dưỡng của cây, đồng thời ngăn ngừa bệnh nấm. Khi phát hiện bệnh nấm cần chữa ngay bằng dung dịch Booc 1% hoặc COC 84 liều lượng 25gr/2 bình 8 lít. Đối với loại sâu ăn lá có thể sử dụng dung dịch Bassa 50ND.

Trên đây là một số phương pháp chăm sóc Cây Phượng Vĩ. Với hệ thống vườn ươm rộng rãi và phân bố rộng khắp trên cả nước. Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn đã cung cấp Cây Phượng Vĩ các loại với số lượng lớn cho nhiều công trình. Bà con có nhu cầu mua Cây Phượng Vĩ Giống vui lòng liên hệ với Vườn ươm Gia Nguyễn.